Bạn có băn khoăn kiến thức tiếng Anh lớp 8 gồm những gì không? Hệ thống kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh lớp 8 bao gồm các chủ điểm ngữ pháp có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Anh. Cùng điểm qua các kiến thức tiếng Anh ở khối học này một cách có hệ thống và hiệu quả cùng Anh ngữ Quốc tế PEP ngay nhé.
Nội dung bài viết
ToggleVai trò của ngữ pháp tiếng Anh lớp 8
Kiến thức tiếng Anh lớp 8 cung cấp cho học sinh những phần ngữ pháp mang tính nền tảng, giúp thiết lập hệ thống kiến thức tiếng Anh vững vàng cho học sinh về sau.
Nếu ví việc học tiếng Anh giống như xây một ngôi nhà thì ngữ pháp tiếng Anh là nền tảng và khung của ngôi nhà. Nhờ có phần móng và khung vững chắc, ngôi nhà có thể được xây dựng cao hơn và tất nhiên, có thể thêm bớt hoặc cơi nới thêm các chi tiết thiết kế và ngược lại.
Để làm điều này, trước tiên bạn phải xây dựng một nền tảng và một bộ khung thật chắc chắn. Việc học tốt ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 sẽ giúp bạn xây dựng được nền móng vững chắc này cho quá trình học tốt tiếng Anh của bạn sau này.
Tổng hợp kiến thức (ngữ pháp) tiếng Anh lớp 8 cả năm học
1. Các thì trong tiếng Anh lớp 8
Trong chương trình tiếng Anh 8, học sinh sẽ được ôn tập và làm quen với các thì sau:
- Thì hiện tại đơn – The present simple tense
- Thì hiện tại tiếp diễn – The present continuous tense
- Thì hiện tại hoàn thành – The present perfect tense
- Thì quá khứ đơn – Thì past simple tense
- Thì tương lai đơn – The simple future tense
1. Thì hiện tại đơn – The present simple tense
Thì hiện tại đơn được sử dụng để diễn tả một thói quen hoặc hành động lặp lại theo tần suất nhất định. Thì hiện tại đơn còn được dùng để diễn tả chân lý hay những điều hiển nhiên.
Cách chia động từ: Chúng ta sử dụng dạng cơ bản của động từ và thêm đuôi -s cho những động từ theo sau chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít.
Ví dụ: come → comes, order → orders, travel → travels
Các quy tắc đặc biệt:
- Các động từ kết thúc bằng -ch, -ss, -sh, -x hoặc -zz thì thêm đuôi -es. Ví dụ: watch → watches, miss → misses, wash → washes
- Các động từ kết thúc bằng một phụ âm + -y thì bỏ -y, thêm đuôi -ies. Ví dụ: hurry → hurries, study → studies.
- Động từ bất quy tắc: have → has, go → goes.
Cấu trúc thì hiện tại đơn với ví dụ chia động từ work:
Chủ ngữ + trợ động từ |
Động từ |
|||||
Câu khẳng định | I, you, we, they
she, he, it |
work.
works. |
||||
Câu phủ định | I, you, we, they
she, he, it |
do not / don’t
does not / doesn’t |
work. | |||
Câu nghi vấn | Do
Does |
I, you, we, they
she, he, it |
work? |
2. Thì hiện tại tiếp diễn – The present continuous tense
Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta đang nói hay xung quanh thời điểm chúng ta đang nói.
Cách chia động từ: Chúng ta sử dụng các động từ to be gồm am, are, is + dạng -ing của động từ chính.
Ví dụ: be → being, eat → eat, order → order
Các quy tắc đặc biệt:
- Các động từ kết thúc bằng -e thì bỏ đuôi -e, thêm đuôi -ing. Ví dụ: move → moving, face → facing, come → coming
- Các động từ kết thúc bằng một nguyên âm theo sau bởi một phụ âm duy nhất và nếu âm tiết cuối cùng được nhấn mạnh, thì phụ âm đó được nhân đôi. Ví dụ: commit → committing, prefer → preferring.
- Các động từ kết thúc bằng -l thì nhân đôi phụ âm -l. Ví dụ: control → controlling.
>>> Cập nhật thêm: Grateful đi với giới từ gì?
Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn với ví dụ chia động từ work:
Chủ ngữ | Động từ to be | Động từ chính | ||
Câu khẳng định | I,
you, we, they she, he, it |
am / ‘m
are / ‘re is / ‘s |
working. | |
Câu phủ định | I,
you, we, they she, he, it |
am not / ’m not
are not / aren’t is not / isn’t |
working. | |
Câu nghi vấn | Am
Are Is |
I
you, we, they she, he, it |
working? |
3. Thì hiện tại hoàn thành – The present perfect tense
Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng để diễn tả những hành động xảy ra trong quá khứ, nhưng còn kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp diễn ở tương lai.
Cách chia động từ: Thêm động từ has / have và động từ chính ở dạng quá khứ phân từ (PII).
Cấu trúc thì hiện tại hoàn thành với ví dụ chia động từ work:
Chủ ngữ | Trợ động từ | Động từ chính | ||
Câu khẳng định | I, you, we, they
she, he, it |
have / ‘ve
has / ‘s |
worked. | |
Câu phủ định | I, you, we, they
she, he, it |
have not / haven’t
has not / hasn’t |
worked. | |
Câu nghi vấn | Have
Has |
I, you, we, they
she, he, it |
worked? |
4. Thì quá khứ đơn – The past simple tense
Thì quá khứ đơn sử dụng để diễn tả những hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Cách chia động từ: Đối với động từ thông thường, chúng ta thêm -ed vào dạng cơ bản của động từ (work–worked) hoặc thêm -d nếu động từ đã kết thúc bằng e (move–moved).
Một số động từ bất quy tắc: begin => began, come => came, do => did.
Cấu trúc thì quá khứ đơn với ví dụ chia động từ work:
Chủ ngữ | Trợ động từ | Động từ chính | |
Câu khẳng định | I, she, he, it, you, we, they | worked. | |
Câu phủ định | I, she, he, it, you, we, they | did not / didn’t | work. |
Câu nghi vấn | Did I, she, he, it, you, we, they | work? |
5. Thì tương lai đơn – The simple future tense
Thì tương lai đơn được sử dụng để diễn tả những hành động hoặc dự định tự phát ở thời điểm nói, không có kế hoạch hay quyết định từ trước. Ngoài ra, thì tương lai đơn cũng được dùng để diễn tả lời hứa, yêu cầu, đề nghị hay lời mời.
Cách chia động từ: Thêm trợ động từ will đi kèm với động từ chính.
Cấu trúc: Chủ ngữ + will + động từ.
I, she, he, it, you, we, they will / ‘ll work.
2. Câu bị động – Passive Voice
Câu bị động được sử dụng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thì của câu bị động sẽ phụ thuộc vào thì của câu chủ động.
- Cấu trúc câu bị động:
+ Chủ động: S + V(s/es)
=> Bị động: S + is/ am/ are + V(pII)
Ví dụ: Six million people watch the show every week. => The show is watched by six million people every week.
+ Chủ động: S + V(ed)
=> Bị động: S + was/ were + V(pII)
Ví dụ: Cambridge University Press published this book. => This book was published by Cambridge University Press.
- Câu bị động với think/ believe/ say…:
+ Chủ động: S (People, They,…..) + say/ think/ believe… + that + ………
=> Bị động: S + is/ am/ are + said/ thought/ believed… + to V…………
Ví dụ: They believes that he is dangerous. => He is believed to be dangerous.
+ Chủ động: S (People,They,…..) + said/ thought/ believed… + that….
=> Bị động: S + was/ were + said/ thought/ believed… + to have + V(pII)
Ví dụ: People said that he designed these houses in the 1800s. => He was said to have designed these houses in the 1800s.
- Câu bị động với “have”
+ Chủ động: S + have/ has/ had + sb + V + st + …….
=> Bị động: S + have/ has/ had + st + V(pII) + (by sb)…
Ví dụ: I had somebody cut my hair. => I had my hair cut.
- Câu bị động với “get”
+ Chủ động: S + get/ gets/ got + sb + to V + st + …….
=> Bị động: S + get/ gets/ got + st + V(pII) + (by sb)…
Ví dụ: He gets somebody to color his hair. => He gets his hair coloured.
- Câu bị động với “make”
+ Chủ động: S + make/ made + sb + V + st + ……
=> Bị động: S (sb) + is/ are/ was/ were made + to V + st + ……
Ví dụ: The vet makes the dog vomit. => The dog is made to vomit by the vet.
- Câu bị động với “need”
+ Chủ động: S + need + to V + st + ……..
=> Bị động: S (st) + need + to be V(pII).
Ví dụ: She needs somebody to wash her hair => She needs her hair washed.
3. Câu tường thuật – Reported Speech
Câu tường thuật là loại câu gián tiếp được sử dụng để thuật lại một sự việc hay lời nói, câu chuyện của một người nào đó. Cách chuyển câu tường thuật như sau:
1. Câu trần thuật
Câu trần thuật thường có dạng:
“S + V(s/ es/ ed/ pI/ pII) + …….”
=>S + said + that + S + V (lùi thì) + ………
Ví dụ: He said, ‘She will be late.’ => He said that she would be late.
Quy tắc lùi thì:
Thì của Câu trực tiếp | Thì của Câu tường thuật | |
Hiện tại đơn | → | Quá khứ đơn |
Hiện tại tiếp diễn | → | Quá khứ tiếp diễn |
Hiện tại hoàn thành | → | Quá khứ hoàn thành |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | → | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ đơn | → | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn | → | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Tương lai (will | → | Tương lai trong quá khứ (would) |
Quá khứ hoàn thành | ↔ | Quá khứ hoàn thành (giữ nguyên |
2. Câu mệnh lệnh, yêu cầu
Câu mệnh lệnh thường có dạng:
“(Don’t) + V + ….. + (please)”
“Will/ Would/ Can/ Could + S + (not) + …… + (please)?”
“Would you mind + (not) + V-ing + …..?”
=> S + told (nói rằng) / asked (đã hỏi) / warned (cảnh báo) / begged (cầu xin) / ordered (ra lệnh) / reminded (nhắc nhở) + O + (not) toV…
Ví dụ: ‘Leave at once!’ they ordered. => They ordered us to leave at once.
>>> Cập Nhật Thêm: Difficult đi với giới từ gì? Cách sử dụng difficult trong tiếng
3. Lời khuyên
Lời khuyên thường có dạng:
“S + should (not) / ought (not) to / had better(not) + V + ……..”: Ai đó nên / không nên làm gì
“Why don’t you + V + …….”: Tại sao bạn không làm gì
“If I were you, I would + V + …….”: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ
=>S1 + said + (to + O) + that + S2 + should + V + …….
=>S + advised/ encouraged (khuyến khích) + O + to V + …….
Ví dụ: ‘You should wait till the following day.’ => They advised me to wait till the following day.
4. Câu hỏi
Câu hỏi Yes/ No question có dạng: “Trợ động từ + S + V + …..?”
=>S1 + asked + O + if/ whether + S2(O) + V (lùi thì) + ……: S1 hỏi O rằng liệu …
Ví dụ: ‘Are you ready?’ the nurse asked me. => The nurse asked me if/whether I was ready.
Câu hỏi Wh questions có dạng: “Wh + trợ động từ + S + V + …..?”
=>S1 + asked + O + Wh + S2(O) + V(lùi thì) + …….
Ví dụ: ‘Who are you?’ she asked. => She asked me who I was.
5. Lời mời, gợi ý
Cấu trúc thường gặp của lời mời: “Would you like + Noun/ toV + ……?”: Bạn có muốn…
=>S + invited + O + to V + ……
Ví dụ: She asked, ‘Would you like to join us for dinner tonight?’ => She invited me to join them for dinner on that day.
Cấu trúc thường gặp của câu gợi ý: “Let’s + V + …..!”= “Shall we + V + …..?”: Chúng ta hãy… / Chúng ta có nên…?
“What/ How about + V-ing/ N + ……?”: Vậy … thì sao?
“Why don’t we/ you + V + ….?”: Tại sao chúng ta không…
Nếu chủ ngữ tham gia vào hành động: “Let’s + V + …..!” ; “Shall we + V + …..?” ;
“What/ How about + V-ing/ N + ……?” “Why don’t we + V + ….?”):
=>S + suggested + V-ing + ……
Ví dụ: She said, “Let’s go out to dinner.” => She suggested going out to dinner.
Nếu chủ ngữ không tham gia vào hành động mà chỉ gợi ý cho người khác: “Why don’t you + V + ….?”)
=>S1 + suggested + that + S2 + should + V + ……
Ví dụ: She asked, “Why don’t you come with us?” => She suggested that I should come with them.
6. Câu cảm thán
Cấu trúc câu cảm thán thường gặp: “What + (a/ an) + adj + Noun!”: Thật là…
“How + adj + S + V!”
=>S1 + exclaimed + that + S2 + V/ be (lùi thì) + ……..
Ví dụ: He said, ‘What an amazing car!’ => He exclaimed that the car was amazing!
7. Lời nhắc nhở
Lời nhắc nhở có dạng “Remember…” / “Don’t forget…”: Hãy nhớ … / Đừng quên…
=> S + reminded + sb + to V +…: Ai đó nhắc nhở ai đó rằng…
Ví dụ: My mother said, ‘Remember to buy some stamps.’ => My mother reminded me to buy some stamps.
4. Câu điều kiện – Conditional Sentence
Câu điều kiện được dùng để diễn đạt về một sự việc nào đó có thể xảy ra nếu có điều kiện nói đến. Câu điều kiện thường chứa “if” (nếu). Một câu điều kiện sẽ có hai mệnh đề:
- Mệnh đề chính (mệnh đề kết quả)
- Mệnh đề phụ (mệnh đề điều kiện) là mệnh đề chứa “if”, nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.
Câu điều kiện gồm có 3 loại:
- Loại 1: Diễn tả điều có thật ở hiện tại.
Người nói dùng để diễn đạt một hành động hoặc một tình huống thường xảy ra (thói quen) hoặc sẽ xảy ra (trong tương lai) nếu điều kiện ở mệnh đề chính được thoả mãn. Nếu nói về tương lai, dạng câu này được sử dụng khi nói đến một điều kiện có thể thực hiện được hoặc có thể xảy ra.
Cấu trúc: S + V[-e/ es], S + will + V(inf)
S + don’t / doesn’t + V(inf), S + will not + V(inf)
Ví dụ: If I get the job in Malaysia, I’ll be pretty happy. (Nếu tôi nhận được công việc ở Malaysia, tôi sẽ rất vui.)
>>> Xem thêm tại đây: Câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh
- Loại 2: Điều kiện không có thật ở hiện tại
Câu điều kiện ko có thực ở hiện tại dùng để đề cập đến những tình huống tưởng tượng hoặc ko thể xảy ra ở hiện tại.
Cấu trúc: If S + were/ V-ed + sb/ Noun/ adj, S + would/ wouldn’t/ could/ couldn’t + V + …..
Ví dụ: If I won a billion dollars, I would give this job up tomorrow! (Nếu tôi kiếm được một tỷ đô la, tôi sẽ từ bỏ công việc này vào ngày mai!)
- Loại 3: Điều kiện không có thật trong quá khứ
Câu điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ dùng để đề cập những tình huống không có thật trong quá khứ.
Cấu trúc: If + had/ hadn’t + V-ed/ pII, S + would/ wouldn’t/ could/ couldn’t + have + V-ed/ pII……
Ví dụ: If we had won the competition, we would have had a free trip to the Europe. (Nếu chúng tôi thắng cuộc thi, chúng tôi có thể đã có một chuyến đi miễn phí đến châu Âu.)
- Cấu trúc đặc biệt
Cấu trúc BUT FOR thay thế cho cấu trúc ” IF …….NOT”. Cấu trúc này thường sử dụng trong văn phong trang trọng.
Cấu trúc: But for + Noun, S + ……….
Ví dụ: But for the traffic, I would have been here 30 minutes ago. (Nếu không phải vì giao thông, tôi đã có thể ở đây 30 phút trước.)
5. Câu ước – Wish Sentence
Câu ước là các câu dùng để thể hiện mong muốn, ước mơ của người nói về một sự việc/ sự kiện nào đó. Sự việc đó có thể có thật hoặc không có thật trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
1. Điều ước ở hiện tại
Dùng để diễn tả mong ước của một ai đó về điều gì đó không có thật hoặc không thể xảy ra, hoặc không thể thực hiện được ở hiện tại.
Cấu trúc với động từ “to be”: S1 + wish(es) + S2 + were(not) + …..
Ví dụ: I wish (that) I were a bit taller. (Tôi ước tôi cao hơn một chút.)
Cấu trúc với động từ thường: S1 + wish(es) + S2 + V(ed)/ didn’t V + ……
Ví dụ: I wish I didn’t have to go to work today. (Tôi ước hôm nay tôi không phải đi làm.)
2. Điều ước trong tương lai
Diễn tả mong muốn điều gì sẽ xảy ra hoặc muốn ai đó làm điều gì đó.
Cấu trúc: S1 + wish(es) + S2 + would / could/ should (+ not) + V +…
Ví dụ: I wish she would shut up for a minute and let someone else talk. (Tôi ước cô ấy sẽ im lặng trong một phút và để người khác nói chuyện.)
3. Điều ước ở quá khứ
Diễn tả một mong ước về điều gì đã xảy ra trong quá khứ, hoặc nói lên sự hối tiếc về một điều gì đó đã không xảy ra trong quá khứ.
Cấu trúc: S + wish(es) + S + had (+ not) + V-ed/ pII + ……
Ví dụ: I wish I hadn’t eaten so much. (Tôi ước tôi đã không ăn quá nhiều.)
6. Câu so sánh
Câu so sánh là cấu trúc dùng để so sánh giữa 2 hay nhiều người hoặc sự vật, sự việc ở một khía cạnh cụ thể nào đó.
- Phân loại tính/ trạng từ ngắn và tính/ trạng từ dài đặc biệt
Tính/ trạng từ ngắn là tính/ trạng từ có một âm tiết. Ví dụ: Thin, long, small, fast,…
Tính / trạng từ dài đặc biệt là tính/ trạng từ có 2 âm tiết nhưng kết thúc bằng “y, ow, er, et, el”.
Ví dụ: Noisy, narrow, quiet, clever, gentle,…
- Phân loại tính/ trạng từ dài
Là tính / trạng từ có hai âm tiết trở lên, không kết thúc bằng “y, ow, er, et, el”. Ví dụ: Beautiful, different, grateful, slowly, difficult…
1. So sánh hơn (Comparative)
Cấu trúc so sánh hơn được dùng để so sánh 2 người, vật, hiện tượng.
* Tính/ trạng từ ngắn hoặc tính / trạng từ dài đặc biệt: S + V + adj/ adv – er + than + N/ pronoun
Ví dụ: I am taller than my sister. (Tôi cao hơn chị tôi.)
* Tính/ trạng từ dài: S + V + more + adj/adv dài + than + N/pronoun
Ví dụ: I’m more interested in music than sport. (Tôi quan tâm đến âm nhạc hơn là thể thao.)
2. So sánh bằng
Công thức: S + V + as adj/adv as + N/pronoun
Ví dụ: The weather in this season is as bad as the last one. (Thời tiết mùa này cũng tệ như mùa trước.)
3. So sánh hơn nhất
* Tính/ trạng từ ngắn hoặc tính / trạng từ dài đặc biệt: S + V + the adj/ adv – est.
Ví dụ: He used to be the slowest runner in the class. (Anh từng là người chạy chậm nhất trong lớp.)
* Tính/ trạng từ dài: S + V + the most + adj/ adv dài.
Ví dụ: The most frightening film I’ve ever seen was Final Destination. (Bộ phim đáng sợ nhất mà tôi từng xem là Final Destination.)
7. Động từ khuyết thiếu – Modal Verb
Modal verbs (Động từ khuyết thiếu) là những động từ bổ nghĩa cho động từ chính.
Chức năng của động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu dùng để diễn tả khả năng, dự định, sự suy đoán, sự cần thiết, xin phép…
Trong tiếng Anh có 12 loại động từ khuyết thiếu. Ta có thể chia 10 loại động từ khuyết thiếu này thành 4 nhóm theo chức năng như sau:
- Nhóm động từ khuyết thiếu can/ could/ be able to: diễn tả khả năng có thể
Ví dụ: I can hear the music from my room sometimes. (đôi khi tôi có thể nghe thấy âm nhạc từ phòng của tôi.)
- Nhóm động từ khuyết thiếu Must/ have to: diễn tả sự bắt buộc
Ví dụ: Seat belts must be worn even in the back of the car. (dây an toàn phải được thắt ngay cả khi ngồi sau xe.)
- Nhóm động từ khuyết thiếu should/ ought to: diễn tả lời khuyên, nên làm gì
Ví dụ: You should tell him what you think. (Bạn nên nói với anh ấy những gì bạn nghĩ.)
- Nhóm động từ khuyết thiếu Will/ would/ shall: diễn tả khả năng xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: I will give you a call at about 8 o’clock. (Tôi sẽ gọi cho bạn vào khoảng 8 giờ.)
- Nhóm động từ khuyết thiếu May/ might: diễn tả sự có thể, nhưng với mức độ chắc chắn không cao.
Ví dụ: This may hurt you. (Điều này có thể làm tổn thương bạn.)
Trong câu, động từ khuyết thiếu đứng trước động từ chính. Khi đó, động từ chính sẽ ở dạng nguyên thể (infinitive verb).
Cách sử dụng động từ khuyết thiếu trong câu
- Câu khẳng định: S + modal verb + V (nguyên thể)
Ví dụ: We could drive to London. (Chúng ta có thể lái xe đến London)
- Câu phủ định: S + modal verb + not + V (nguyên thể)
Ví dụ: He could not / couldn’t lift that. It’s too heavy. (Anh ấy không thể nhấc cái đó lên được. Nó quá nặng.)
- Câu nghi vấn: Modal verb + S + V (nguyên thể)?
Ví dụ: Could I pay by credit card? (Tôi có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng không?)
- Câu bị động: S + modal verb + be + PII(V-ed) (+ by O)
Ví dụ: We knew they were in there. Voices could be heard inside. (Chúng tôi biết họ ở trong đó. Những giọng nói có thể được nghe thấy từ bên trong.)
>>> Cập Nhật Thêm: Grateful đi với giới từ gì?
8. Động từ nguyên mẫu có TO
Động từ nguyên mẫu (infinitive) là hình thức cơ bản của một động từ trong tiếng Anh. Cấu tạo động từ nguyên mẫu có to bằng cách:
Chủ động: To + gốc động từ nguyên mẫu
Bị động: Not + to + gốc động từ nguyên mẫu
Ví dụ: We came here to work, not to play. (Chúng tôi đến đây để làm việc, không phải để chơi.)
Động từ nguyên mẫu có to có thể sử dụng trong các trường hợp sau:
- Dùng làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ: To work in a developing country had always been his ambition. (Làm việc ở một nước đang phát triển luôn là tham vọng của anh ấy.)
- Dùng làm tân ngữ trong câu
Ví dụ: Did you remember to post the letter to your mother? (Bạn có nhớ gửi bức thư cho mẹ của bạn?)
- Dùng trong cấu trúc Verbs + Object + To infinitive
Ví dụ: He just wants everyone to be happy. (Anh ấy chỉ muốn mọi người được hạnh phúc.)
- Đứng sau từ nghi vấn
Ví dụ: I can’t decide what to buy my best friend for her birthday. (Tôi không thể quyết định mua gì cho người bạn thân nhất của mình vào ngày sinh nhật của cô ấy.)
9. Danh động từ – Gerund
Danh động từ là danh từ được hình thành bằng cách thêm đuôi ing vào sau động từ. Ví dụ: coming, building, teaching…
Danh động từ có thể sử dụng trong các trường hợp sau:
- Dùng làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ: Working in Vietnam means leaving home at 6.30. (Làm việc ở Việt Nam có nghĩa là rời nhà lúc 6h30.)
- Dùng làm tân ngữ của động từ
Ví dụ: I tried searching the web and finally found the address I need. (Tôi đã thử tìm kiếm trên web và cuối cùng đã tìm thấy địa chỉ tôi cần.)
- Dùng sau các giới từ (on, in, by, at…) và liên từ (after, before, when, while…)
Ví dụ: I need something for storing CDs. (Tôi cần một cái gì đó để lưu trữ đĩa CD.)
10. Các cấu trúc quan trọng khác
- S + V + too + adj/ adv + (for someone) + to do something (quá….để cho ai làm gì…)
Ví dụ: Three hours is too long to wait. (Ba giờ là quá dài để chờ đợi.)
- S + V + so + adj/ adv + that + S + V (quá… đến nỗi mà…)
Ví dụ: He is so lazy that he never helps out with the housework. (Anh ấy lười đến mức không bao giờ giúp làm việc nhà.)
- It + V + such + (a/ an) + N(s) + that + S + V (quá… đến nỗi mà…)
Ví dụ: He is such a bad-tempered person that no one can work with him for long. (Anh ấy là một người nóng tính đến nỗi không ai có thể làm việc với anh ấy lâu dài.)
- S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something. (Đủ… cho ai đó làm gì…)
Ví dụ: I was old enough to work and earn money. (Tôi đã đủ lớn để làm việc và kiếm tiền.)
- Have/ get + something + done (VpII) (nhờ ai hoặc thuê ai làm gì…)
Ví dụ: He had his shirt buttoned. (Anh ấy nhờ đơm cúc trên chiếc áo sơ mi.)
- It + be + time + S + V / It’s + time + for someone + to do something (đã đến lúc ai đó phải làm gì…)
Ví dụ: It was time for him to go to work. (Đã đến lúc anh ấy phải đi làm.)
- It + takes/ took + someone + amount of time + to do something (làm gì… mất bao nhiêu thời gian…)
Ví dụ: It took us all day to drive home. (Chúng tôi mất cả ngày để lái xe về nhà.)
- To prevent/ stop + someone/ something + From + V-ing (ngăn cản ai/ cái gì… không làm gì..)
Ví dụ: Her poor eyesight prevents her from driving. (Thị lực kém của cô ấy khiến cô ấy không thể lái xe.)
- S + find + it + adj to do something (thấy … để làm gì…)
Ví dụ: I don’t find him an easy person to get on with. (Tôi không thấy anh ta là một người dễ gần.)
- To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing. (Thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì)
Ví dụ: I prefer red wine to white. (Tôi thích rượu vang đỏ hơn trắng.)
- Would rather + V (infinitive) + than + V (infinitive) (thà làm gì hơn làm gì)
Ví dụ: He would rather die than let me think he needed help. (Anh ấy thà chết chứ không để tôi nghĩ rằng anh ấy cần giúp đỡ.)
- To be/ get Used to + V-ing (quen làm gì)
Ví dụ: We were used to a cold climate, so the weather didn’t bother us. (Chúng tôi đã quen với khí hậu lạnh nên thời tiết không làm phiền chúng tôi.)
- Used to + V (infinitive) (Thường làm gì trong quá khứ và bây giờ không làm nữa)
Ví dụ: I used to eat meat, but now I’m a vegetarian. (Tôi đã từng ăn thịt, nhưng bây giờ tôi ăn chay.)
- to be amazed at = to be surprised at + N/ V-ing: ngạc nhiên về….
Ví dụ: He was amazed / surprised at how calm they felt after the disaster. (Anh ấy ngạc nhiên trước sự bình tĩnh của họ sau thảm họa)
- to be angry at + N/ V-ing: tức giận về
Ví dụ: He’s really angry at me for upsetting his little sister (Anh ấy thực sự giận tôi vì đã làm em gái anh ấy buồn)
- to be good at/ bad at + N/ V-ing: giỏi về…/ kém về…
Ví dụ: She’s very good at math. / He is very bad at math. (Cô ấy rất giỏi toán. / Anh ấy rất kém toán.)
- by chance = by accident (adv): tình cờ
Ví dụ: I found the letter by accident / by chance as I was looking through my documents. (Tôi tình cờ tìm thấy bức thư khi đang xem qua các tài liệu của mình.)
- to be/ get tired of + N/ V-ing: mệt mỏi về…
Ví dụ: I’m tired of cleaning up after you leave. (Tôi mệt mỏi với việc dọn dẹp sau khi bạn rời đi.)
- can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing: không thể chịu được việc gì
Ví dụ: She couldn’t stand being kept waiting. (Cô ấy không thể chịu được việc cứ phải chờ đợi.)
- to be keen on/ to be fond of + N/ V-ing: thích làm gì đó…
Ví dụ: She is keen on / fond of playing table tennis. (Cô ấy rất thích chơi bóng bàn.)
- to be interested in + N/ V-ing: quan tâm đến…
Ví dụ: I’ve always been interested in the origins of blues music. (Tôi luôn quan tâm đến nguồn gốc của nhạc blues.)
- There is no st left = We have run out of st: không còn gì nữa
Ví dụ: There is no time left = We’re running out of time (Chúng ta sắp hết thời gian)
- To spend + amount of time/ money + V-ing: dành bao nhiêu thời gian làm gì.
Ví dụ: I spent a lot of time cleaning that room. (Tôi đã dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp căn phòng đó.)
- S + insist on + (O) + V-ing: Ai đó khăng khăng làm gì.
Ví dụ: She’s 80 now, but she will insist on doing all her own housework. (Bây giờ bà ấy đã 80 tuổi, nhưng bà ấy sẽ khăng khăng làm tất cả công việc nhà của mình.)
- to give up + V-ing/ N: từ bỏ làm gì/ cái gì…
Ví dụ: They had to give up their home since they could not pay the mortgage. (Họ đã phải từ bỏ ngôi nhà của họ vì họ không thể trả tiền thế chấp.)
- Have/ has to V = be supposed / required/ expect to V: có bổn phận phải làm gì
Ví dụ: The children have to be / are supposed to be at school by 8 a.m. (Bọn trẻ phải đến trường lúc 8 giờ sáng.)
- Be forbidden to V = mustn’t V: cấm làm gì
Ví dụ: The prisoner was strictly forbidden to talk with anyone = The prisoner must not talk with anyone. (Tù nhân bị nghiêm cấm nói chuyện với bất cứ ai.)
Trên đây Anh ngữ Quốc tế PEP đã cung cấp những kiến thức về 10 chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh lớp 8. Các bạn hãy ghi nhớ và thực hành để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới nhé!