Hotline: 0865.961.566

Phương pháp Presentation – Practice – Production là gì & cách áp dụng

Trong quá trình học tiếng Anh chắc hẳn bạn đọc đã được nhắc tới phương pháp học Presentation – Practice – Production (hay còn được gọi là PPP) ít nhất một lần rồi phải không nào? Để áp dụng hiệu quả phương pháp dạy tiếng Anh PPP, hãy cùng trung tâm Anh Ngữ Quốc tế PEP tìm hiểu lợi ích, những đặc điểm nổi bật của phương pháp này trong bài viết sau!

Phương pháp dạy tiếng Anh PPP là gì?

Phương pháp PPP là gì?
Phương pháp dạy tiếng Anh PPP là gì?

Jeremy Harmer – một giảng viên, soạn giả của nhiều ấn phẩm nổi tiếng trong quá trình nghiên cứu phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả cho rằng phương pháp dạy tiếng Anh PPP là một quy trình dạy học ngôn ngữ mà trong đó giáo viên sẽ trình bày một ngữ liệu theo 3 bước, cụ thể:

  • Presentation (Trình bày): Trình bày kiến thức mới cho học sinh thông qua việc sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung.
  • Practice (Thực hành): Học sinh sẽ tiếp tục thực hành và luyện tập bằng cách tham gia vào các hoạt động như đối thoại, bài tập điền từ, hoàn thành câu, hoặc đọc hiểu.
  • Production (Sản xuất): Học sinh sẽ được khuyến khích để sử dụng kiến thức và kỹ năng đã học được từ giai đoạn trình bày và thực hành; giúp nâng cao khả năng làm bài cũng như sử dụng trôi chảy các ngữ liệu đã được đưa ra.

Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được phương pháp dạy tiếng Anh PPP là gì rồi phải không nào? Có thể thấy được rằng đây là một phương pháp nên được áp dụng vào trong các trường học để cải thiện trình độ học tiếng anh của các học sinh.

Nguồn gốc của phương pháp PPP

Sau khi tìm hiểu định nghĩa phương pháp dạy tiếng Anh PPP là gì? hãy cùng nhìn lại quá khứ để tìm hiểu về nguồn gốc của phương pháp này nhé! Jeremy Harmer và Scott Thornbury – hai nhà giáo dục ngôn ngữ học đã nghiên cứu và phát triển ra phương pháp này vào những năm 1990. Tuy nhiên phương pháp này được phổ biến rộng rãi bởi tác giả và giáo viên tiếng Anh người Mỹ Paul Nation trong cuốn sách “Language Curriculum Design”.

Paul Nation đã đề xuất việc áp dụng phương pháp PPP vào việc thiết kế chương trình học ngôn ngữ và giảng dạy. Ông khẳng định rằng việc giảng dạy tiếng Anh phải đi từ những kiến thức cơ bản, thông qua việc luyện tập và thực hành để đạt được mục tiêu học tập của học sinh. 

Mục đích của phương pháp PPP

Phương pháp PPP ra đời nhằm mục đích giúp học sinh có một lộ trình học tiếng Anh rõ ràng, có cấu trúc và có tính hệ thống. Để đạt được mục tiêu đó, từng giai đoạn của phương pháp PPP sẽ có ý nghĩa như sau:

  • Giai đoạn Presentation giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung tiếng Anh mới, tăng cường kiến thức của họ và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh.
  • Giai đoạn Practice giúp học sinh luyện tập và đào tạo kỹ năng ngôn ngữ của họ thông qua các hoạt động như đối thoại, bài tập điền từ, đọc hiểu và hoàn thành câu.
  • Giai đoạn Production giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tế bằng cách tham gia vào các hoạt động tạo ra nội dung mới như viết bài văn, thuyết trình hoặc tham gia vào các hoạt động chủ đề trong lớp học.

>> Bài viết liên quan: Phương pháp Shadowing là gì?

Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp PPP

Phương pháp dạy tiếng Anh PPP có thể áp dụng đối với hầu hết các cấp độ của học sinh từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt phương pháp này có thể phù hợp với nhiều môn học có liên quan đến ngôn ngữ điển hình như môn tiếng Anh, lịch sử hay ngữ văn.  

Làm thế nào để áp dụng phương pháp PPP trong việc học tiếng Anh

Cách để áp dụng phương pháp ppp khi học tiếng Anh
Phương pháp Presentation – Practice – Production

Bạn học khi mới bắt đầu học tiếng Anh nên học theo phương pháp PPP bởi kiến thức trong các bài giảng ngữ pháp, từ vựng và phát âm sẽ được trình bày một cách trực tiếp và dễ hiểu.

  • Đối với giai đoạn Presentation: Giảng viên sẽ cung cấp những tài liệu học thông qua các ngữ cảnh khác nhau chẳng hạn như câu chuyện, tranh ảnh,… Sau đó giảng viên sẽ trình bày các kiến thức vừa giới thiệu theo cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất. 
  • Đối với giai đoạn Practice: Giảng viên sẽ cho học sinh thực hành các kiến thức vừa học được theo từng cấp độ dễ đến khó. 
  • Giai đoạn Production: Giảng viên sẽ đưa các bài tập, nhiệm vụ về nhà để có thể tập viết, tập nói bằng tiếng Anh có áp dụng các kiến thức, ngữ liệu đã được đưa ra. Bạn học nên làm chăm chỉ làm các bài tập này để nắm vững, ôn luyện các kiến thức mình đã học được.

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của phương pháp PPP

Ưu điểm

  • Dễ dàng áp dụng, phù hợp với mọi đối tượng là học sinh, sinh viên giúp giáo viên, giảng viên tổ chức lớp học một cách có hệ thống.
  • Giúp người học tiếp cận được tất cả các kiến thức theo từng cấp độ khác nhau từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp. 
  • Giúp người học tập trung, cải thiện các kỹ năng và ôn luyện được các kiến thức mà bản thân đã tiếp thu.
  • Tạo nên sự tự tin khi giao tiếp tiếng Anh, tạo ra môi trường học tập tiếng Anh tích cực, sôi động.

Nhược điểm

  • Thời gian dài: phương pháp dạy tiếng Anh PPP có thể tốn khá nhiều thời gian khi phải thực hiện đầy đủ, lần lượt các bước Presentation, Practice và Production trong mỗi bài học.
  • Thiếu tính sáng tạo vì mỗi bài học sẽ lặp đi lặp lại một phương pháp học khiến người học cảm thấy nhàm chán.
  • Giảng viên phải chuẩn bị nhiều tài liệu vậy nên phương pháp này sẽ khó khăn khi dạy ở các lớp học rộng.

Có thể nói rằng phương pháp dạy tiếng Anh PPP giúp người học dễ dàng trau dồi các kỹ năng ngôn ngữ và tạo được môi trường học tập tích cực, hiệu quả. Mong rằng qua các thông tin chia sẻ phía trên của trung tâm Anh Ngữ Quốc tế PEP sẽ giúp bạn học tiến bộ hơn trong quá trình học tiếng Anh.

Thẻ tags bài viết

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan cùng chuyên mục

Chủ đề khác liên quan

Tiếng Anh lớp 6

Tiếng Anh lớp 7

Tiếng Anh lớp 8

Tiếng Anh lớp 9

Scroll to Top